Trang chủ Hoạt động giáo dục Hoạt động các lớp

Phiếu ôn tập môn Tiếng Việt tuần 27 lớp 5

28/03/2021
Phiếu ôn tập môn Tiếng Việt tuần 27 lớp 5

UBND QUẬN BA ĐÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

                   Họ và tên: ................    

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 27

Môn: Tiếng Việt

Lớp 5

 

  1. TRẮC NGHIỆM

Đọc bài văn sau và khoanh vào đáp án đúng của mỗi câu hỏi

                            

                                     CHIM HỌA MI HÓT

         Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

         Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

          Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

           Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

(Theo Ngọc Giao)                     

Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

       A. Nhạc sĩ tài ba.                                        B. Nhạc sĩ giang hồ.                 

        C. Ca sĩ tài ba.                                            D. Ca sĩ giang hồ.

Câu 2: (1 điểm) Phân tích cấu tạo của câu sau

  Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến

.................................................................................................................................

 đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

.........................................................................

Câu 3: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

        A. lặng         lẽ                                                  B. thanh vắng                 

        C. âm thầm                                              D. lạnh lẽo

 Câu 4: (0,5 điểm) Dấu phẩy thứ hai trong câu “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm”. Có tác dụng như thế nào?

  A.  Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

  B.  Nối các vế trong câu ghép.

  C.  Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

  D.  Để liên kết câu trong đoạn văn.

Câu 5: (1 điểm) Hai câu: “Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. được liên kết với nhau bằng cách nào?

   A. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.        

   B. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ .

   C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

   D. Liên kết bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.         

Câu 6: (0,5) Câu nào dưới đây là câu ghép?

    A. Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương trời nào bay đến đậu trên bụi tầm xuân trong vườn nhà tôi mà hót.

    B.  Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ như muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.

    C. Mặc dù trời vừa tạnh mưa nhưng chú chim họa mi ấy vẫn bay về vườn nhà tôi.

    D.  Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.

B. TỰ LUẬN

Câu 7: Từng câu ca dao, tục ngữ sau đây nói về truyền thống gì? Tìm một câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa tương tự:                                        Con ơi con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ấu cưỡi voi đánh cồng.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………

  1.                                                         Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 8: Hãy nêu một tình huống có sử dụng một câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 1.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 9: Gạch chân dưới các từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau :

Lúc đi học, em thường đi bộ. Tuy nhiên em thường vừa đi vừa nhìn ngắm những ngôi nhà hai bên đường. Vì thế, em phát hiện ra sự thay đổi trên những tấm bảng hiệu. Ngôi nhà gần trường em mới hôm nào là một tiệm giặt ủi mà nay đã là một tiệm đồ điện. Nhưng cũng vì cái « bệnh » hay quan sát đó mà có lần em đã vấp ngã. Cuối cùng, nhờ mẹ căn dặn cẩn thận trước khi đi học mà em đã khắc phục được « bệnh » vừa đi vừa nhìn trời nhìn đất.

Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn), trong đó có sử dụng phép liên kết câu bằng từ ngữ nối.

 

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:

Tin mới nhất

Liên kết website