Trang chủ Hoạt động giáo dục Hoạt động các lớp

Phiếu ôn tập cuối tuần 29

09/04/2021
Phụ huynh tải bài tập về cho con làm bài nhằm củng cố lại kiến thức trong tuần 29.

Họ và tên: ………………………………………………………..                     Lớp:

                             

BÀI TẬP CUỐI TUẦN 29

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.

  • ……………………………………. kiến thức cho học sinh.
  • Nhân dân ……………………………… công đức của các bậc anh hùng.
  • Vua ……………………………….. cho con.
  • Kế tục và phát huy những ………………………………… tốt đẹp.
  • Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng ……………………………….
  • Bài thơ có sức ……………………………. mạnh mẽ.

Bài 2 : Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện những câu tục ngữ, ca dao dưới đây và cho biết các câu đó nói về truyền thống tốt đẹp nào?

 

  1. Môi hở răng …………

(truyền thống …………………………………………………………………)

  1.  Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là …………

(truyền thống …………………………………………………………………)

 c.                  Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

          Người trong một nước thì ………..…. nhau cùng.

 (truyền thống …………………………………………………………………)

d.                          Dù ai đi ngược về xuôi

                      Nhớ ngày ………….. mùng mười tháng ba

                              Dù ai buôn bán gần xa

                      Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ……… mùng mười.

(truyền thống ……………………………………………………………… )

Bài 3: Gạch bỏ từ chứa tiếng “truyền” không cùng nghĩa với từ “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác (thế hệ sau):

truyền nghề, truyền tụng, truyền ngôi, truyền thống, truyền nhiễm, cha truyền con nối, truyền tin, gia truyền.

Bài 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm và cho biết các câu văn được liên kết nhau bằng cách gì?

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, ………………… đã xòe tung ra.

Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách: ……………………………..

Bài 5: Đọc đoạn văn sau: “... Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.”

(Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục)

Em hãy đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:

c mỗi một: là từ ghép                                c giữ gìn: không phải từ ghép

c thành công: không phải từ ghép            c sức khỏe: là từ ghép

Bài 6: Hãy viết lại cho đúng các tên riêng sau:

Tô ki ô => .........................................                  An – Be Anh - xtanh => ..........................................

Pa Ri => .........................................           Amadon => ..........................................

 

 

  1. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ trùng lặp không hợp lí trong đoạn văn  sau:

Hôm ấy tiến sĩ nông học Lương Định Của đi cùng một số cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở Hải Dương. Tiến sĩ nông học Lương Định Của lội xuống ruộng nói chuyện với bà con hợp tác đang cấy lúa. Tiến sĩ nông học Lương Định Của giảng giải cho bà con về kĩ thuật cấy ngửa tay rồi cấy thử mấy hàng. Bà con nông dân trầm trồ, thán phục tiến sĩ nông học Lương Định Của.

Bài 2: Chép lại đoạn trích ở bài tập 1 sau khi đã thay thế các từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 3: Đặt câu với từ sau:

  • truyền thống: ……………………………………………………………………………..
  • truyền tụng: ………………………………………………………………………………

Bài 4: Em hãy nêu ý nghĩa của bài Tập đọc Nghĩa thầy trò (Sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 trang 79)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:

Tin mới nhất

Liên kết website