Trang chủ Tin tức Tin tức từ trường

Thư viện Trường Tiểu học Kim Đồng tổ chức chuyên đề “Tết ơi! Tết à…”

26/01/2024
“Tết tết tết tết đến rồi…..Tết đến trong tim mọi nhà”. Những câu hát vang lên trên khắp phố phường khiến lòng người như rộn ràng đón chào không khí tết đang ngập tràn trên khắp nẻo đường.

 

Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Các phong tục ngày Tết cũng là một nét đẹp văn hóa, các món ăn trong ngày Tết cũng là phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với sự đa dạng về văn hoá, phong tục đón tết của mỗi miền trên dải đất hình chữ S vẫn có những sự khác nhau. Thư viện Trường Tiểu học Kim Đồng sẽ cùng các bạn học sinh tìm hiểu phong tục Tết ba miền qua chuyên đề Tháng 1 “Tết ơi! Tết à…”

1. Miền Bắc

Màu hồng đỏ của hoa đào là một đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết đến của người miền Bắc. Loài hoa này vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới. Năm loại quả xuất hiện trong nâm cúng của người miền Bắc tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy. Người miền Bắc thường rất coi trọng và cầu kỳ trong việc lựa chọn và chế biến mâm cỗ Tết. Các món ăn cũng được lựa chọn hợp với thời tiết lạnh dịp đầu xuân. Một mâm cơm điển hình không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, canh măng, dưa hành... được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm. Mâm cơm thể hiện sự quây quần, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng.

A collage of images of a child holding a treeDescription automatically generated

2. Miền Trung

Vì nằm giữa trung tâm của chiều dài đất nước nên miền Trung chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán của hai miền Nam lẫn Bắc. Thế nhưng, không vì thế mà miền Trung đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống riêng của mình. Tương tự như miền Nam, người miền Trung xem hoa mai như biểu tượng ngày Tết. Hoa mai miền Trung có kích thước nhỏ hơn so với mai miền Nam. Thay vì trưng bày trong các chậu cây với hoa văn cầu kỳ, người miền Trung lại yêu thích sự bình dị, giản đơn hơn. Người miền Trung thường trồng hoa mai trước lối vào nhà hoặc cắm thêm vài nhánh nhỏ lên bàn thờ tổ tiên.

A cartoon of a child in a hat next to a table full of foodDescription automatically generated

Miền Trung luôn là vùng đất phải chịu khí hậu khắc nghiệt, thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán kèm theo đất khô cằn. Chắc cũng vì thế mà miền Trung không được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng các loại hoa quả đa dạng như 2 miền còn lại. Đây cũng là lý do mà người miền Trung không quá câu nệ vấn đề bày biện mâm ngũ quả ngày Tết. Người dân thường chọn một số loại trái cây đặc trưng, phổ biến của vùng miền nhiệt đới như: Lựu, đào, dừa, sung, thanh long, táo, lê, dưa hấu,... Có thể thấy, người miền Trung không cầu kỳ trong cách bày biện mâm ngũ quả, có gì cúng đó. Theo quan niệm của họ, chỉ cần có lòng thành tâm, lòng biết ơn tổ tiên thì bất kỳ loại hoa quả nào cũng phù hợp.

Do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu nên mâm cỗ Tết miền Trung có cách bày trí khác biệt, đặc trưng riêng. Các món ăn chia thành các đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít và bày trí trên mâm tròn dưới tinh thần tiết kiệm, đùm bọc của con người miền Trung. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống miền Trung, bao gồm: Bánh tét, dưa món, nem chua, tré, thịt heo,...

3. Miền Nam

Tết ở miền Nam rơi vào mùa khô. Do thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của các gia đình miền Nam thường đơn giản với các món nguội. Trên mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 món chính là bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Với người miền Nam, bánh tét chính là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác. Bánh tét tím được làm từ màu lá cẩm vừa ngon lại đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người miền Nam. Cùng với bánh tét là thịt kho tàu. Thịt heo ngon được lựa chọn từ bắp đùi, nạc thăn hầm với nước dừa. Thịt kho tàu thường được ăn kèm với các loại rau cuốn bánh tráng. Đó cũng chính là những món ăn quen thuộc của mỗi nhà. Các món ăn nói trên chỉ để cúng hoặc ăn tới chiều mùng 2 tết. Mùng 3 tết các gia đình miền Nam thường đổi món sang gà, cá, bò… Để thay đổi khẩu vị, nhiều gia đình vùng quê ở miền Nam thường ăn cháo cá ám, cá lóc nướng vào dịp tết.

Mai là loại hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Nam ngày tết. Vào những ngày trước tết, mọi nhà đều săn tìm cho mình một cây mai ưng ý nhất để chưng trong nhà những ngày tết. Mai là loài hoa đẹp, là biểu tượng ngày tết rất đặc trưng của người miền Nam. Mai được biết đến với câu chuyện liên quan đến một cô gái đẹp, hết lòng yêu thương cha mẹ, gia đình. Mai chính là hình ảnh biểu trưng cho thần thái của ngày tết với sự thanh thoát, vững chãi trước nắng gió và thời gian. Cũng như đào với người dân miền Bắc, tết thiếu mai đối với người miền Nam như thiếu đi cô gái đẹp mang mùa xuân đến với mọi nhà.

A collage of people rowing boatsDescription automatically generated

Hy vọng rằng “chuyến du lịch” trên đã cung cấp những thông tin giúp các bạn học sinh có được những trải nghiệm về Tết ba miền, những phong tục tập quán thật đẹp của nhân dân ta mỗi dịp đón xuân.

A group of children sitting on the floor in a classroomDescription automatically generated

A group of children in a classroomDescription automatically generated

Thư viện Trường Tiểu học Kim Đồng
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC

Tin mới nhất

Liên kết website