Trang chủ Tin tức Tin tức từ trường

Phiếu ôn tập va củng cố Tiếng Việt lớp 5 tuần 8

27/10/2023

Họ và tên:……………………………….....

Lớp: 5A…

 

LUYỆN TIẾNG VIỆT – TUẦN 7

Bài 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có nhận xét đúng:

Từ nhiều nghĩa là từ có một ................................................và một hay một số ...........

...................................... Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có...................................

...................................................................................................................................................

Bài 2: Các từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

( đánh dấu X vào cột )

STT

Ví dụ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

1

Bà lão già rồi nhưng tai còn thính lắm.

   

Tai hồng phơi khô có thể làm thuốc.

   

2

Bà lấy thân người đỡ cho cô cháu gái.

   

Chiếc áo này hơi rộng ở phần thân.

   

Những cây bị chặt ngang thân, nhựa tứa ra ào ạt.

   

3

Đầu năm tới, nó đi du học ở Úc.

   

Cứ khi nào thời tiết thay đổi là mẹ tôi bị đau đầu.

   

Nó đứng đợi tôi ở ngay đầu làng.

   

Bài 3: Thêm yếu tố thứ hai vào chỗ trống trong các kết hợp từ sau để thấy các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa:

  • mũi………………. - mũi………………… - mũi………………
  • lá………………… - lá…………………… - lá…………………

Bài 4: Ghi lại từ có thể dùng để thay thế từ “ ăn” trong các câu sau:

a) Bữa tối nhà Hương thường ăn muộn. ................................................................

b) Xe này ăn xăng lắm. .....................................................................

c) Cô ấy ăn lương cao lắm. …................................................................

d) Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. .........................................................................

e) Tớ ăn con xe của cậu rồi. ..................................................................

g) Làm không cẩn thận thì ăn đòn. .................................................................

Bài 5: Đánh dấu X vào ô trống trước câu có từ in đậm mang nghĩa gốc:

Bát canh đầu cá nấu dưa chua thật thơm ngon.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Nó là một đứa trẻ cứng đầu.

Bài toán này nó giải ngon.

Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.

Chiếc xe này tuy cũ nhưng còn ngon chán.

Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

Cuối tuần, cả nhà em lại sum họp đầm ấm.

Nam đã chuyển nhà đi nơi khác.

Bài 6: Sau đây là một số nghĩa của từ “chín”. Hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa đó:

  1. Quả cây đến thời kì phát triển cao nhất.

………………………………….....………………………………………………………

  1. Nấu thức ăn đến lúc được ăn:

……………………….....…………………………………………………………………

  1. Suy nghĩ kĩ, đầy đủ:

……………………………………………………………………………………………

  1. Trạng thái hổ thẹn cao độ, làm da mặt đỏ rực:

……………………………………………………………………………………………

Bài 7: Với từ “tay” đặt thành 2 câu, một câu được dùng với nghĩa gốc, một câu dùng với nghĩa chuyển:

- Câu 1:……………………………………………………………….......…………………

.........................................................................................................................................

- Câu 2:……………………………………………………………….........…………………

.........................................................................................................................................

ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT – TUẦN 7

* Bài 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có nhận xét đúng:

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc ( nghĩa đen) và một hay một số nghĩa chuyển ( nghĩa bóng) Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có quan hệ với nhau

* Bài 2: Các từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

STT

Ví dụ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

1

Bà lão già rồi nhưng tai còn thính lắm.

X

 

Tai hồng phơi khô có thể làm thuốc.

 

X

2

Bà lấy thân người đỡ cho cô cháu gái.

 

X

Chiếc áo này hơi rộng ở phần thân.

 

X

Những cây bị chặt ngang thân, nhựa tứa ra ào ạt.

X

 

3

Đầu năm tới, nó đi du học ở Úc.

 

X

Cứ khi nào thời tiết thay đổi là mẹ tôi bị đau đầu.

X

 

Nó đứng đợi tôi ở ngay đầu làng.

 

X

* Bài 3: Thêm yếu tố thứ hai vào chỗ trống trong các kết hợp từ sau để thấy các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa:

  • mũi thuyền - mũi dao - mũi đất
  • cờ - lá gan - lá phổi

* Bài 4: Ghi lại từ có thể dùng để thay thế từ “ ăn” trong các câu sau:

a) Bữa tối nhà Hương thường ăn muộn. dùng bữa

b) Xe này ăn xăng lắm. tốn ( hao)

c) Cô ấy ăn lương cao lắm. hưởng

d) Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. Lan, đâm

e) Tớ ăn con xe của cậu rồi. thắng

g) Làm không cẩn thận thì ăn đòn. bị ( chịu)

* Bài 5: Đánh dấu X vào ô trống trước câu có từ in đậm mang nghĩa gốc:

X

Bát canh đầu cá nấu dưa chua thật thơm ngon.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

X

Nó là một đứa trẻ cứng đầu.

Bài toán này nó giải ngon.

X

Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.

Chiếc xe này tuy cũ nhưng còn ngon chán.

X

Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

Cuối tuần, cả nhà em lại sum họp đầm ấm.

Nam đã chuyển nhà đi nơi khác.

* Bài 6: Sau đây là một số nghĩa của từ “chín”. Hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa đó:

  1. Quả cây đến thời kì phát triển cao nhất.
  2. Nấu thức ăn đến lúc được ăn:
  3. Suy nghĩ kĩ, đầy đủ:
  4. Trạng thái hổ thẹn cao độ, làm da mặt đỏ rực:

* Bài 7: Với từ “bàn tay” đặt thành 2 câu, một câu được dùng với nghĩa gốc ( nghĩa đen ), một câu dùng với nghĩa chuyển ( nghĩa bóng):

Họ và tên:……………………………….....

Lớp: 5A…

 

LUYỆN TIẾNG VIỆT – TUẦN 8

A. Đọc – hiểu: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Đôi bạn thân

Trang và Thảo là đôi bạn rất thân với nhau. Một hôm, Thảo rủ Trang ra công viên

chơi. Trang đồng ý. Ở công viên, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang thích nhất là cây thọ tây. Nó có nhiều cánh, nhụy tụ ở giữa, dưới nắng xuân màu hoa trở nên rực rỡ, trông hoa càng đẹp lộng lẫy. Còn Thảo lại thích hoa tóc tiên. Màu hoa trắng, cánh hoa mượt như nhung. Trang nói:

- Thảo ơi! Xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao!

Thảo nhìn một lát rồi nói:

- Ờ, đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa tóc tiên!

Hai bạn nhỏ tranh cãi với nhau, ai cũng cho là mình đúng hơn cả. Bác bảo vệ đi

qua nghe được chuyện, bác bảo:

- Này hai cháu, có gì mà phải tranh cãi. Hoa nào cũng đẹp. Hoa nào cũng xinh tươi, không hoa nào xấu. Mỗi hoa lại có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn.

Hai bạn nhỏ hiểu ra, lại ngoắc tay nhau thân thiện. Cả hai cùng chào bác bảo vệ rồi tung tăng chạy trong vườn xuân ngắm hoa. Hai bạn bàn nhau về mua cây giống hoa thọ tây và hoa tóc tiên về trồng ở vườn nhà mình. TheoHạnh Nguyên (sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Điền vào từng chỗ trống tên loài hoa mà mỗi bạn thích

a. Loài hoa Thảo thích: …………….......……b. Loài hoa Trang thích: …………………

2. Những chi tiết nào trong bài nói về vẻ đẹp của hoa thọ tây?

a. Màu hoa trắng.

b. Có nhiều cánh, nhụy tụ ở giữa d. Màu hoa rực rỡ dưới nắng xuân.

c. Cánh mượt như nhung e. Hoa đẹp lộng lẫy trong nắng

3. Bài đã miêu tả những điều gì để làm toát lên vẻ đẹp của hoa?

a. Màu sắc của hoa b. Hương thơm c. Nhụy hoa

d. Ánh nắng e. Độ mượt của cánh g. Làn gió nhẹ

4. Vì sao hai bạn Trang và Thảo lại tranh cãi nhau?

a. Vì hai bạn cùng thích ngắm hoa. c. Vì mỗi bạn chỉ thích một vẻ đẹp của hoa.

b. Vì hai bạn cùng thích một loài hoa d. Vì mỗi bạn lại thích một loài hoa.

5. Sau khi nghe bác bảo vệ nói, hai bạn Trang và Thảo đã hiểu ra điều gì?

a. Hoa thọ tây đẹp hơn hoa tóc tiên

b. Hoa tóc tiên đẹp hơn hoa thọ tây.

c. Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng.

d. Không so sánh được vẻ đẹp của hoa thọ tây và hoa tóc tiên.

B. Luyện từ và câu:

Câu 1: Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ

  • Hai sương một nắng. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
  • Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  • Sáng nắng chiều mưa. - Nắng tháng tám, rám trái bưởi.
  • Rừng vàng biển bạc. - Non xanh nước biếc.

Câu 2: Kẻ chân dưới những từ không thuộc nhóm trong những từ sau, đặt tên cho nhóm từ:

  1. Bao la, mênh mông, bát ngát, bất tận, nghi ngút.
  • Nhóm từ chỉ:…………………………………..………………………………………
  1. Hun hút, xa vời vợi, xa thăm thẳm, hoăm hoắm.
  • Nhóm từ chỉ:…………………………..……………………………………………
  1. Cao vút, cao ngất, ngút ngàn, chất ngất, cao vời vợi, chót vót, lồng lộng.
  • Nhóm từ chỉ……… …………………..……………………………………………

Câu 3: Trong các từ im đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa:

  • Bà em mua hai con mực1.
  • Mực2 nước đã lên cao.
  • Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực3.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Hãy xếp các từ dưới đây vào cột phù hợp ( 1 từ có thể xếp hai cột):

xanh, xanh thẳm, gồ ghề, gập ghềnh, khúc khuỷu, sừng sững, bao la, bạt ngàn, bát ngát,

âm u, xanh thẳm, đục, trong, xanh lơ, hùng vĩ, uy nghi.

Từ để miêu tả rừng

Từ để miêu tả núi

Từ để miêu tả bầu trời

     
     
     

Câu 5: Giải thích ý nghĩa của từ “vàng” trong các trường hợp sau đây:

  1. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

…………………………………………………………………………………………

  1. Những nhà hảo tâm đã đóng góp cho quỹ Tấm lòng vàng.

…………………………………………………………………………………………

  1. Hóa vàng ngày Tết – hủ tục hay truyền thống?

…………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT – TUẦN 8

A. Đọc – hiểu: Đôi bạn thân

1. Điền vào từng chỗ trống tên loài hoa mà mỗi bạn thích

a. Loài hoa Thảo thích: hoa tóc tiên b. Loài hoa Trang thích: hoa thọ tây

2. Những chi tiết nào trong bài nói về vẻ đẹp của hoa thọ tây?

b. Có nhiều cánh, nhụy tụ ở giữa d. Màu hoa rực rỡ dưới nắng xuân. e. Hoa đẹp lộng lẫy trong nắng

3. Bài đã miêu tả những điều gì để làm toát lên vẻ đẹp của hoa?

a. Màu sắc của hoa c. Nhụy hoa e. Độ mượt của cánh

4. Vì sao hai bạn Trang và Thảo lại tranh cãi nhau?

d. Vì mỗi bạn lại thích một loài hoa.

5. Sau khi nghe bác bảo vệ nói, hai bạn Trang và Thảo đã hiểu ra điều gì?

c. Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng.

B. Luyện từ và câu:

Câu 1: Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

  • Hai sương một nắng. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
  • Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  • Sáng nắng chiều mưa. - Nắng tháng tám, rám trái bưởi.
  • Rừng vàng biển bạc. - Non xanh nước biếc.

Câu 2: Kẻ chân dưới những từ không thuộc nhóm trong những từ sau, đặt tên cho nhóm từ:

  • Bao la, mênh mông, bát ngát, bất tận, nghi ngút. Nhóm từ chỉ: độ rộng
  • Hun hút, xa vời vợi, xa thăm thẳm, hoăm hoắm. Nhóm từ chỉ độ xa
  1. Cao vút, cao ngất, ngút ngàn, chất ngất, cao vời vợi, chót vót, lồng lộng.
  • Nhóm từ chỉ độ cao

Câu 3: Trong các từ im đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa:

  • Bà em mua hai con mực1.
  • Mực2 nước đã lên cao.
  • Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực3.

+ Mực 1 đồng âm với mực 2 và mực 3

+ Mực 2 và mực 3 là từ nhiều nghĩa

Câu 4: Hãy xếp các từ dưới đây vào cột phù hợp ( 1 từ có thể xếp hai cột):

Từ để miêu tả rừng : bao la, bạt ngàn, bát ngát, xanh,

Từ để miêu tả núi : gồ ghề, gập ghềnh, khúc khuỷu, sừng sững, hùng vĩ, uy nghi.

Từ để miêu tả bầu trời : xanh, xanh thẳm, âm u, đục, trong, xanh lơ, bao la,

Câu 5: Giải thích ý nghĩa của từ “vàng” trong các trường hợp sau đây:

  1. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Vàng: Kim loại quý có màu vàng óng ánh, thường dùng làm đồ trang sức

  1. Những nhà hảo tâm đã đóng góp cho quỹ Tấm lòng vàng.

Vàng: cái rất đáng quý, ví như vàng

  1. Hóa vàng ngày Tết – hủ tục hay truyền thống?

đồ làm bằng giấy, giả hình vàng thoi, vàng lá để đốt cúng cho người chết

Ban truyền thông khối 5
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 1 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC

Tin mới nhất

Liên kết website