Trang chủ Hoạt động giáo dục Hoạt động chuyên môn

Bài tập cuối tuần 29 môn Tiếng Việt 4

11/04/2021
PHHS vui lòng tải tài liệu ở đây.Tuần 29 - Phiếu Tiếng Việt 4 cuối tuàn.docx

 

UBND QUẬN BA ĐÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

      Họ và tên: ........................................

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 29

Môn: Tiếng Việt

Lớp 4

 

   A. TRẮC NGHIỆM

*Đọc thầm văn bản sau và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.

MỘT CHUYẾN ĐI XA

     Một người cha dẫn một người con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào? ”

         - Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

         - Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này ? – Người cha hỏi tiếp.

         - Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao !

                                                                                       Quang Kiệt

     Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:

Câu 1: Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?

     A.  Đi đến vùng biển.

     B. Đi đến vùng rừng núi.

     C. Đi về một vùng quê.

Câu 2: Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?

     A. Trong nhà nghỉ.

     B. Trong nhà một người nông dân.

     C. Trong khách sạn.

Câu 3: Người con trai thấy cuộc sống của người nông dân như thế nào?

     A. Những người nông dân thật nghèo, nhà ở của họ không có hồ bơi và đèn điện.

     B. Những người nông dân sống thật nghèo nàn và bình dị. Họ thường nuôi nhiều chó trong nhà.

     C. Những người nông dân có cuộc sống thật tươi đẹp, gần gũi với thiên nhiên và không gian bao la.

Câu 4: Dấu hai chấm trong trường hợp sau có tác dụng gì?

 Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào? ”

  1. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
  2. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 5: Những hoạt động nào được gọi là du lịch ?

  1. Đi chơi ở công viên gần nhà.
  2. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
  3. Đi làm việc xa nhà.

Câu 6: Xác định chủ ngữ trong câu sau:

Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.

  1. Hai cha con
  2. Hai cha con họ
  3. Hai cha con họ sống chung
  1. TỰ LUẬN:

Câu 1: Đặt một câu khiến phù hợp cho tình huống sau:

Em muốn mượn bạn một quyển truyện tranh.

……………………………………………………………………………………….

Câu 2: Đặt một câu trong đó có tiếng “du” có nghĩa là đi chơi.

……………………………………………………………………………………….

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

……………………………………………………………………………………….

Câu 4: Cho đoạn thơ sau:

                           Những ngôi sao thức ngoài kia

                           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

                           Đêm nay con ngủ giấc tròn

                           Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                                                 ( Mẹ - Trần Quốc Minh)

     Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Biện pháp đó đã giúp con cảm nhận được điều gì về người mẹ kính yêu ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:

Tin mới nhất

Liên kết website